STNN - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, những ngày này, ngư dân tỉnh Thừa Thiên Huế đồng loạt mở chuyến biển đầu năm đánh bắt xa bờ, đây là vụ cá Nam đầu năm 2024.
- Đánh bắt ngao đầm lầy ở cửa sông Seomjingang vào Hệ thống Di sản Nông nghiệp Quan trọng Toàn cầu
- Cà Mau bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản
Thuận An là địa phương có nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang bản sắc riêng của vùng ven biển. Ngoài Trấn Hải Thành, vùng đất này còn có nhiều địa danh khác gắn liền với nhiều lễ hội, trong đó nổi tiếng là lễ hội cầu ngư. Hiện nay, phường Thuận An, TP. Huế có số lượng tàu cá đánh bắt xa bờ lớn của Thừa Thiên Huế với hơn 370 phương tiện, trong đó có 170 tàu đánh bắt xa bờ, chủ yếu ở ngư trường Hoàng Sa.
Từ tiềm năng kinh tế và quá trình lịch sử phát triển của Thuận An trong bối cảnh Huế đang phát triển thành phố hướng biển, kinh tế biển đang trở thành động lực phát triển của thành phố, góp phần khai thác lợi thế phát triển du lịch và thủy sản, giải quyết việc làm cho ngư dân, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Tại buổi lễ xuất quân đánh cá vụ Nam, lãnh đạo TP. Huế đề nghị phường Thuận An tiếp tục đề xuất các cơ chế, giải pháp để hỗ trợ bà con ngư dân vươn khơi, bám biển. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển năng lực đánh bắt, đóng mới, cải hoán tàu thuyền có công suất lớn trong chỉ tiêu hạn ngạch để vươn khơi đánh bắt xa bờ.
Bên cạnh đó, đầu tư trang thiết bị hiện đại, du nhập thêm nghề mới, đa dạng nghề trên một phương tiện tàu thuyền nhằm đánh bắt sản phẩm có giá trị xuất khẩu, tăng giá trị và hiệu quả kinh tế. Mong muốn bà con đoàn kết, phát huy tính cần cù, chịu khó, trong quá trình đánh bắt thủy sản, chấp hành nghiêm quy định về chống khai thác IUU cũng như các quy định pháp luật về khai thác thủy sản trên biển.
Hoàng Nghĩa