Sản lượng tôm toàn cầu trong năm 2021 dự kiến cao hơn ít nhất 8,9% so với năm 2020, trong khi mức tăng trưởng trên 5% được dự báo vào năm 2022 - cho thấy một triển vọng rất tích cực đối với ngành nuôi tôm.
Dự báo trên được các tác giả của Khảo sát và Dự báo Sản lượng Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu đưa ra, dựa trên thông tin ngành và kết quả của một cuộc khảo sát do Liên minh Thủy sản Toàn cầu thực hiện, và được trình bày tại hội nghị GOAL ngày 17/11/2021.
Mức tăng trưởng mạnh mẽ đã diễn ra trong năm nay - thậm chí được ghi nhận có thể lên tới 10%, nhờ vào kết quả hoạt động cuối năm mạnh mẽ từ Ecuador - một phần là do lĩnh vực này phục hồi sau khi tăng trưởng bị kìm hãm trong năm đầu tiên của đại dịch Covid. Tuy nhiên, mức tăng trưởng về cơ bản vẫn cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) rất đáng nể là khoảng 4%, mức đã từng đạt được trong thập kỷ kết thúc vào năm 2020.
Theo nhà phân tích thủy sản Gorjan Nikolik của Rabobank, mức tăng trưởng đạt được này còn ấn tượng hơn cả vì nó “được thực hiện trong thời điểm vẫn còn đại dịch. Có những vấn đề về hậu cần mà các doanh nghiệp chế biến có lẽ chưa từng gặp phải trước đây như thiếu lao động, phải thực hiện nhiều biện pháp kiểm dịch… Ngoài ra, còn vấn đề về thời tiết, dịch bệnh... nên sẽ là một hiệu suất đáng kinh ngạc nếu kết quả đạt được ở mức 10%, điều thực sự đáng kinh ngạc là ngành đã làm được điều đó”.
Gorjan Nikolik kết luận rằng triển vọng cho năm 2021 cũng rất khả quan. “Tất nhiên ngành tôm đang bình thường hóa, nhưng chúng ta vẫn chưa đạt đến mức bình thường. Chúng ta có nhu cầu tốt, có thể mọi thứ sẽ được cải thiện hơn nữa, vì vậy kỳ vọng của những người trả lời khảo sát là chúng ta sẽ có một năm 2022 sáng sủa và tôi hoàn toàn đồng ý với điều đó - 5,2% thậm chí có thể hơi quá thận trọng khi có một số động lực tích cực từ Ecuador, nhưng 5% vẫn là một điều tuyệt vời điều đáng mong đợi cho năm 2022", Nikolik kết luận.
Những điểm nổi bật khác từ báo cáo bao gồm:
- Ecuador sẽ thay thế Ấn Độ trở thành nhà xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới cả về khối lượng và giá trị vào năm 2021, với khả năng xuất khẩu tôm của Ecuador đạt 1,2 triệu tấn.
- Ấn Độ khó có khả năng phục hồi trở lại mức sản xuất trước đại dịch cho đến năm 2023.
Các số liệu chính thức của Trung Quốc bị thổi phồng quá mức, con số thực tế có thể ít hơn 4 lần. - Indonesia dường như cũng đánh giá quá cao các số liệu chính thức của mình - nhưng không đáng kể.
- Brazil có mức tăng trưởng đáng kể nhất (23,8%) vào năm 2021.
- Thái Lan tăng trưởng ấn tượng 12,8%.
Triển vọng giảm giá thị trường vào năm 2022 - do khối lượng tăng và khả năng hạn chế đại dịch quay trở lại - là mối quan tâm lớn nhất đối với các nhà những người hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo Mard.gov.vn