Tuy nhiên, theo Mohamed Fooad, đồng sáng lập EgyFarm, mùa cam này có triển vọng tốt hơn mùa trước.
Fooad cho biết, "Chúng tôi đã có thể tránh được tình trạng cung vượt cầu về khối lượng ở cấp quốc gia trong mùa này, đây là sự 'trút được gánh nặng'. Sản lượng chỉ ở mức tối ưu để đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu. Năm ngoái sản lượng quả quá lớn cùng với khó khăn trong việc tiếp cận các thị trường châu Á, đã thúc đẩy các nhà xuất khẩu thanh lý cam của họ mà không quan tâm nhiều đến giá cả."
Fooad cho biết, sản lượng thấp hơn song kích thước quả lớn hơn. Mật độ quả thấp hơn giúp kích thước tốt quả hơn do đó việc phân loại và kiểm soát chất lượng cũng tốt hơn. Điều này sẽ khuyến khích nhiều nhà nhập khẩu, đặc biệt là từ Tây Ban Nha, nhập khẩu cam Ai Cập và sau đó phân phối đến các thị trường tại Hà Lan và Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, mùa cam này sẽ bắt đầu một cách chậm chạp vì các nhà xuất khẩu Ai Cập đang chờ đối thủ cạnh tranh của họ cạn kiệt sản lượng. Fooad cho biết, "Chúng tôi hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Morocco và Thổ Nhĩ Kỳ. Họ có lợi thế rõ ràng về mặt hậu cần vì họ có thể làm việc nhanh hơn bằng cách vận chuyển bằng xe tải và phân phối đến châu Âu và Nga. Mặt khác, chúng tôi cũng có lợi thế tương tự khi nói đến thị trường vùng Vịnh".
Theo Fooad giải thích, "Đối với thị trường châu Á, các khó khăn về hậu cần vẫn còn hiện hữu. Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ vẫn còn hiện hữu và sẽ tạo ra sự khác biệt giữa các nhà xuất khẩu Ai Cập về mức độ thích ứng khéo léo của họ với nó. Tại Egyfarm, chúng tôi đã thành lập một nhóm tư vấn để đưa ra những quyết định tốt nhất có thể khi cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến các tuyến đường. Ví dụ, chúng tôi có thể can thiệp vào các thông số liên quan đến việc lựa chọn công ty bảo hiểm hoặc định tuyến lại các chuyến hàng của mình qua các cảng châu Âu".