An ninh lương thực đã trở thành tiêu điểm của xã hội hiện nay, chỉ đứng sau an ninh năng lượng và khủng hoảng nhân đạo. An ninh lương thực là một trong những chiến lược an ninh quan trọng của châu Âu.
Châu Âu đang cổ vũ các nước thành viên nâng cao năng lực tự cung tự cấp trong nông nghiệp, tiếp tục thúc đẩy mục tiêu có thể tự duy trì lương thực. Xung đột Nga và Ukraina khiến cho giá các mặt hàng thiết yếu trên toàn cầu tăng cao, đặc biệt đã xuất hiện vấn đề về cung ứng lương thực, năng lượng và phân bón.
Để bảo đảm chuỗi cung ứng nông nghiệp, lương thực trong thời kỳ đặc biệt này, EU đã đưa ra hàng loạt các biện pháp thực hiện trong ngắn và trung hạn đồng thời điều chỉnh chiến lược xanh hóa từ nông trường tới bàn ăn. Nga và Ukraina là những nhà cung ứng lương thực chính của thế giới. Hai nước này cung cấp cho thế giới hơn 1/3 lượng lúa mạch và lúa mì; hơn một nửa số ngô, dầu hướng dương và các loại hạt. Trong đó, Ukraina là nước xuất khẩu lương thực đứng thứ tư ở châu Âu, cũng là “vườn rau của châu Âu”. Như dầu hướng dương, EU đã nhập khẩu 50% sản lượng của Ukraina và khi gián đoạn nguồn cung, sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn. Cùng với giá thực phẩm tăng cao, giá nhập khẩu thức ăn cho động vật cũng tăng mạnh. So với cùng kỳ năm ngoái, giá phân bón đã tăng 142%, do 30% lượng phân của EU nhập từ Nga, 27% phân Kali từ Belarus.
Cụ thể, EU sẽ lên kế hoạch 500 triệu Euro, bao gồm lần đầu tiên sử dụng Quỹ dự trữ khủng hoảng để ủng hộ cho nông dân Ukraina bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong chiến tranh. EU cũng cho rằng các quốc gia thành viên cần ủng hộ thêm tài chính cho nông dân để thúc đẩy sản xuất lương thực; đồng thời giải quyết sự can thiệp của thị trường vào việc gây ra tăng giá thành sản xuất và những hạn chế thương mại. Cho phép các nước thành viên trồng bất cứ lương thực gì trên diện tích 4 triệu ha. Mùa xuân năm nay, nông dân EU đã bắt đầu đẩy mạnh sản xuất lương thực. Dự tính diện tích sản xuất trong năm 2022 sẽ tăng 1%, sản lượng lương thực so với cùng kỳ năm ngoái tăng 8%. EU còn đưa ra một quy chế khủng hoảng lâm thời mới, giám sát giá và tình hình cung cấp phân bón. Hàng tháng, các thành viên trao đổi với nhau số liệu trong các kho dự trữ tư nhân để kịp nắm vững tình hình.
Do xuất phát điểm từ lựa chọn chính sách khác nhau, vậy nên chính sách chung về nông nghiệp trong EU cũng luôn xảy ra tranh luận không ngớt. Đặc biệt, chiến lược về xanh hóa từ nông trang tới bàn ăn của người dân luôn có sự chia rẽ sâu sắc, như: quy định tiếp tục sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mục tiêu hồi phục tự nhiên.
Nước Pháp - Chủ tịch luân phiên của EU gần đây, nhấn mạnh: Các nước trong khối nên tự chủ lương thực, tránh dựa quá nhiều vào nhập khẩu. Nhưng giới bảo vệ môi trường nói, phương án giải quyết này chỉ nên mang tính tạm thời, không được đánh đổi với sự phát triển xanh hóa lâu dài. Phương pháp canh tác nông nghiệp truyền thống sẽ dẫn tới việc sản xuất lương thực phải dựa quá nhiều vào phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Ở châu Âu, đại bộ phận cây được trồng (khoảng 60%) không dùng để nuôi sống con người, mà là dùng để cho chăn nuôi.
Thực tế chứng minh, tính sản xuất liên tục của lương thực là một bộ phận không thể tách rời của an ninh lương thực. EU khi thực hiện chiến lược từ nông trại tới bàn ăn và bảo vệ sự đa dạng hóa sinh vật, nên nâng cao sản lượng, như: nông nghiệp sạch, kỹ thuật gen mới, cải tiến quản lý quy trình trồng… Mục tiêu hạt nhân của Hiệp định xanh hóa châu Âu là ứng phó với biến đổi khí hậu và sự xâm hại đa dạng hóa của sinh vật, đây mới là mối nguy hiểm lớn đối với an ninh lương thực của nhân loại.
Chử Cường (TH)