STNN - Các nhà sản xuất chip lớn của phương Tây đang có những hành động nhằm tăng sản lượng tại Singapore để đáp ứng cho sự tăng trưởng trung và dài hạn.
- Tham vọng “chip” của Hàn Quốc đối diện với vấn đề môi trường
- 8 tập đoàn lớn của Nhật Bản cùng bắt tay sản xuất chip cao cấp
Theo báo cáo, Soitec nhà sản xuất bảng mạch của Pháp sẽ đầu tư 430 triệu đô la Mỹ để tăng gấp đôi công suất của nhà máy chế tạo chất bán dẫn ở Singapore, công ty vật liệu ứng dụng tại Singapore của nhà sản xuất thiết bị bán dẫn của Mỹ đã động thổ một nhà máy mới trị giá 450 triệu đô la Mỹ, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2024.
GlobalFoundries, một công ty sản xuất chip của Hoa Kỳ, cũng đang xây dựng một nhà máy trị giá 4 tỷ USD tại Singapore. Ngoài ra, theo báo cáo của "Wall Street Journal", TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., Ltd, còn được gọi là Taiwan Semiconductor, là tập đoàn chuyên về chế tạo chất bán dẫn lớn nhất thế giới) cũng đang xem xét xây dựng một nhà máy tại Singapore để tăng năng lực sản xuất chất bán dẫn, nhằm góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu.
Tại sao các nhà sản xuất chip quốc tế lạc quan về Singapore? "Nikkei Asia" tin rằng, hệ thống hậu cần của Singapore rất hiệu quả, có thể kết nối tốt hơn với các khách hàng ở Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra, Chính phủ Singapore đang cố gắng thu hút đầu tư bằng cách giảm thuế và đất đai, cũng như hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
Tờ "Wall Street Journal" phân tích, Singapore được các công ty bán dẫn ưa chuộng vì có số lượng lớn nhân tài kỹ thuật và hệ sinh thái nhà cung cấp hoàn chỉnh. Nhiều nhà sản xuất chip, bao gồm GlobalFoundries, Micron và Infineon… có các hoạt động kinh doanh quan trọng tại Singapore. Khoảng 5% công suất chế tạo đĩa bán dẫn toàn cầu được đặt tại Singapore.
Truscott, Giám đốc của Công ty tư vấn Bain & Company cho biết, một trong những lý do khiến Singapore nổi tiếng là "hệ sinh thái khổng lồ gồm các nhà cung cấp và đối tác". Ông nói rằng, trong khi sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong lĩnh vực chất bán dẫn tiên tiến đang nóng lên, "Singapore tương đối trung lập về mặt địa chính trị, do đó ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi các xung đột địa chính trị. Ngoài ra, vị trí địa lý của nó cũng mang đến cơ hội đa dạng hóa chuỗi cung ứng tiện lợi.”
Ngoài Singapore, tại Đông Nam Á, Malaysia cũng hấp dẫn các nhà sản xuất chip quốc tế. Tờ "The Star" của Malaysia viết, Malaysia chiếm 7% và 13% thị phần lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói chất bán dẫn toàn cầu. Các công ty bán dẫn tích hợp theo chiều dọc trong ngành như Intel và Micron đã thành lập các cơ sở lắp ráp và thử nghiệm tại Malaysia.
Ngoài ra, Philippines cũng là một bên đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn đang bị lãng quên. Theo Philippine Star, ngành công nghiệp bán dẫn Philippines là một phần của ngành công nghiệp điện tử, là một trong những ngành đóng góp lớn nhất vào tổng giá trị gia tăng (GVA) của lĩnh vực sản xuất của nước này. Ngoài ra, năm 2022, ngành công nghiệp bán dẫn của Philippines đã sử dụng trực tiếp và gián tiếp hơn 3 triệu nhân công.
Chử Cường (theo HWW)