Vai trò của vận tải thủy và đường sắt nội địa Hoa Kỳ trong xuất khẩu đậu tương (kỳ 1)

STNN – Đậu tương xuất khẩu của nước Mỹ được vận chuyển bằng đường thủy, thông qua hệ thống sông Mississippi tới khu vực vịnh Mexico, và bằng đường sắt tới các cảng ở miền Tây.

Hình minh họa – Nguồn: Internet

Kể từ năm 2013, do sà lan có mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn, thân thiện với môi trường và an toàn hơn so với vận tải đường sắt và ô tô nên tỷ trọng vận tải đã tăng lên theo từng năm. Lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt tăng trở lại sau khi chạm đáy vào năm 2018. Vận tải bằng xe ô tô bắt đầu giảm sau khi đường sắt và sà lan phục hồi. Đến năm 2019, có 14,82 triệu tấn đậu tương Hoa Kỳ đã được xuất khẩu bằng đường sắt, 31,15 triệu tấn bằng sà lan và 4,49 triệu tấn bằng xe tải.

Ba năm gần đây, xuất khẩu đậu tương từ vùng Vịnh Mexico đã chiếm ưu thế, năm 2019 và 2020 tỷ trọng xuất khẩu đều trên 60%, đã giảm xuống 55% vào năm 2021 (vì bão), tỷ trọng xuất khẩu từ phía tây Hoa Kỳ đã tăng trở lại lên 27% vào năm 2021. Ngoài xuất khẩu qua hai hướng này, còn có qua Đại Tây Dương, Ngũ Đại hồ (5 hồ lớn nằm trên hoặc gần biên giới Mỹ – Canada) và các phương tiện giao thông nội bộ khác.

Hệ thống đường thủy nội địa Hoa Kỳ

Các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ có được lợi thế cạnh tranh trong việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu toàn cầu, đặc biệt là ngô và đậu tương, phần lớn là do cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông hiệu quả, có năng lực và đáng tin cậy.

Hệ thống đường thủy nội địa Mỹ vận chuyển một lượng lớn hàng hóa và phụ phẩm nông nghiệp, chẳng hạn như phân bón, chủ yếu cho xuất nhập khẩu, và là yếu tố quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp.

Trong năm 2016, logistics của Mỹ đã vận chuyển 17,7 tỷ tấn hàng hóa, với giá trị vận chuyển là 18,1 nghìn tỷ đô la Mỹ. Xe tải vận chuyển 11,1 tỷ tấn tương đương với 61,9% giá trị vận tải. Đường sắt vận chuyển 1,6 tỷ tấn, chiếm 8,9% lượng hàng hóa. Đường thủy vận chuyển 800 triệu tấn, chiếm 4,5% và phần còn lại được vận chuyển bằng đường hàng không, đường ống hoặc kết hợp nhiều cách.

Hệ thống sông Mississippi là hệ thống đường thủy nội địa chính ở Hoa Kỳ. Nó bao gồm các sông Mississippi, Arkansas, Illinois, Ohio và Tennessee, cũng như các tuyến đường thủy nội địa ở Vịnh Mexico.

Hệ thống đường thủy mở rộng này phục vụ các cảng ngũ cốc từ Baton Rouge đến New Orleans đến Myrtle Grove ở Los Angeles. Hệ thống đường thủy nội địa bao gồm gần 12.000 dặm đường thủy, với 193 điểm âu thuyền, 239 âu thuyền, và hơn một nửa số sà lan đi qua ít nhất một âu thuyền. Việc sử dụng các âu thuyền và đập đảm bảo vận chuyển hàng hóa an toàn, hiệu quả. Do tính hiệu quả và chi phí thấp hơn, hệ thống đường thủy nội địa Mỹ tiết kiệm từ 7 tỷ đến 9 tỷ USD hàng năm so với các phương thức vận tải khác.

Một sà lan chở 15 tàu có sức chở tương đương 216 toa tàu hoặc 1.050 xe tải. Ngoài ra, vận tải bằng sà lan là phương thức vận tải thân thiện với môi trường nhất, với ưu điểm tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải khí nhà kính.

Trong lịch sử, lưu lượng sà lan đã tăng lên, nhưng sự chậm trễ trong nhu cầu bảo trì và cải thiện cơ sở hạ tầng đã dẫn đến sự chậm trễ thường xuyên hơn, với tỷ lệ chậm trễ tàu tăng từ 35% năm 2010 lên 49% vào năm 2017.

Với sự gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng vào hệ thống đường thủy nội địa của Hoa Kỳ, giá sà lan đã giảm. Với tình trạng không có gì thay đổi, từ nơi sản xuất đến cảng của quốc gia có nhu cầu, năm 2018 chi phí vận chuyển của nước Mỹ ưu thế hơn hẳn.

Từ năm 2013 đến năm 2017, vận tải than chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 41%; tiếp đến là xăng dầu chiếm 21%, nông sản ban đầu chiếm 14%, bột mì và thức ăn chăn nuôi chiếm 2%.

Trong hầu hết các trường hợp, các sản phẩm nông nghiệp cần được giữ khô ráo và cần được che đậy cẩn thận, vì vậy các sà lan có mái che thường được sử dụng. Trong giai đoạn 2013-2017, đậu tương chiếm tỷ trọng cao nhất trong các sản phẩm nông nghiệp được vận chuyển bằng sà lan có mái che với 36%, tiếp theo là ngô với 35%. Theo giá niên vụ 2018-2019, xuất khẩu ngô đạt 4,8 tỷ USD và đậu tương đạt 12,4 tỷ USD.

Các lô hàng xà lan chứa ngũ cốc và hạt có dầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn trong bối cảnh thu hoạch vụ mùa kỷ lục đối với nông dân và nhu cầu nhập khẩu tăng từ các nước châu Á.

Đến năm 2029, giả sử không có xây dựng mới hoặc nạo vét bổ sung, các sản phẩm nông nghiệp vận chuyển qua hệ thống đường thủy nội địa dự kiến sẽ tăng 25%. Với việc hoàn thành việc xây dựng và nạo vét, khối lượng hàng hóa nông sản được vận chuyển qua hệ thống đường thủy nội địa dự kiến sẽ tăng 38%.

Mời bạn đọc theo dõi tiếp Kỳ 2.

Chử Cường (lược dịch theo “Thế giới Tài chính”)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây