Xu hướng mới: Các tập đoàn lớn đang nhanh chóng triển khai nghiên cứu, sản xuất phân vi sinh

STNN – Những năm gần đây, trong ngành vật tư nông nghiệp hầu như chỉ có đổi mới về công nghệ, mẫu mã trong khi đổi mới về kỹ thuật mới là con đường đúng đắn, nhắm đích của ngành này.

Ảnh minh họa

Điều kiện của sản phẩm hỗ trợ cho nông nghiệp

Cho dù nhìn từ góc độ nào để phân tích, các sản phẩm hỗ trợ cho nông nghiệp phải đáp ứng được hai điều kiện: nhu cầu sinh tồn, giúp tăng sản lượng và tăng thu nhập; nhu cầu phát triển, thúc đẩy môi trường sinh thái nông nghiệp bền vững.

Để đáp ứng được hai điều kiện này, tất yếu phải đổi mới về khoa học kỹ thuật. Ví như ngành phân bón, khoa học phát triển đã lần lượt cho ra đời nhiều loại phân bón mới, như: phân dạng lỏng, phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hỗn hợp lân xanh, phân đa chức năng… Điều đó thúc đẩy sự phát triển của chính ngành phân bón đồng thời cũng đáp ứng đủ phân bón cho nhu cầu của thị trường.

Đặc biệt, phân bón vi sinh với những đặc tính: hiệu quả cao, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững… đã nhận được nhiều sự đầu tư của các doanh nghiệp phân bón hàng đầu Trung Quốc như Syngenta (Tiên Chính Đạt), Batian (Ba Điền).

Phân vi sinh đã trở thành “chiếc bánh” ngon nhất

Áp dụng phân vi sinh trong sản xuất lúa

Gần đây, một thông tin đã gây sự chú ý trong ngành phân bón – ông trùm vốn Neil Shen (Thẩm Nam Bằng) đã có đề án trong hai cuộc họp về khai thác tiềm năng ứng dụng vi sinh trong nông nghiệp. Năm 2020, lần đầu tiên việc bảo vệ tài nguyên vi sinh vật trong trồng trọt nông nghiệp được nâng thành chiến lược quốc gia ở Trung Quốc. Nhiệm vụ cấp bách để ứng dụng phân bón vi sinh trong nông nghiệp là cần cùng lúc đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, đầu tư nghiên cứu phát triển và hạ giá thành.

Các sản phẩm của kỹ thuật vi sinh ẩn chứa nhiều tiềm năng lớn. Theo số liệu, năm 2019 quy mô thị trường phân sinh học toàn cầu đạt 1,03 tỉ USD; năm 2020 tăng 13,6% lên 1,17 tỉ USD. Cùng với sự tăng cường về ý thức bảo vệ môi trường và sức khỏe của mọi người, dự đoán xu thế tăng về nhu cầu phân bón vi sinh là tất yếu. Ngành sản xuất phân sinh học sẽ trở thành một trong những “ngành công nghiệp mặt trời mọc” tiềm năng nhất của thế kỷ 21.

Hiện tỉ lệ sử dụng phân vi sinh của nhiều quốc gia châu Âu đạt 45-60%, tỉ lệ sử dụng phân vi sinh của Mỹ lên tới 60-70%; thị trường phân vi sinh tại Trung Quốc cũng dần đi lên do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Theo thống kê, tính tới hiện nay, số lượng đăng ký sản phẩm phân vi sinh của Trung Quốc là 4.890, trong đó đăng ký chính thức có 2.550 và đăng ký tạm thời 2.340. Theo con số thống kê chưa hoàn chỉnh của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, nước này có hơn 1.000 doanh nghiệp sản xuất phân vi sinh, gấp 2 lần so với 10 năm trước và 8 lần so với 20 năm trước. Sản lượng phân bón vi sinh đã hơn 10 triệu tấn, diện tích đất canh tác đang sử dụng phân vi sinh đã hơn 200 triệu mẫu (1 mẫu = 667m2).

Sự chú ý của các ông lớn trong ngành vật tư nông nghiệp

Có chính sách ủng hộ, có thị trường rộng lớn, phân bón vi sinh đang là “quân chủ lực” của phân bón. Nông nghiệp không tách rời vi sinh, ai nắm được trước, sẽ chiếm được chỗ đứng trước trong nông nghiệp tương lai. Do vậy, những đơn vị sản xuất phân vi sinh sẽ nhanh chóng thu hút được nguồn kinh phí của các tập đoàn.

Điển hình đầu tư vào ngành phân bón vi sinh tại Trung Quốc có các tập đoàn công ty lớn như: Cổ phần Ba Điền (ngay từ năm 2014 đã bỏ ra 143 triệu tệ mua lại doanh nghiệp phân sinh học), Tập đoàn phân hóa học Hoa Hóa, Hàng Thiên Hằng Phong (đang kế hoạch IPO 347 triệu tệ), Căn Lực Đa, tập đoàn Tiên Chính Đạt…

Chử Cường (TH)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây