STNN - Một con “tàu lớn” vừa nuôi cá, vừa được ngắm cảnh biển, lênh đênh trên biển sẽ là một trải nghiệm như thế nào?
- Thiết bị cấp đông công nghiệp của Việt Nam giá chỉ bằng 1/3 thiết bị nhập ngoại
- Hạ thủy tàu cao tốc một thân lớn nhất Việt Nam
Penghu là con tàu vừa để làm du lịch, vừa nuôi trồng, nhân giống thủy hải sản năng lượng sóng biển đầu tiên trên thế giới, được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Năng lượng Quảng Châu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc kết hợp với nhiều đơn vị khác.
Đương nhiên, công năng của Penghu còn nhiều hơn thế, trên đó có rất nhiều công nghệ thú vị, hôm nay tôi sẽ dẫn các bạn đi xem "tàu lớn" này có cấu tạo như thế nào.
Penghu trông như thế nào?
Penghu áp dụng công nghệ giàn nuôi cá phát năng lượng sóng biển kiểu đại bàng. Nguyên mẫu thử nghiệm được phát triển từ công nghệ này đã nhiều lần trải qua các cơn bão ngoài khơi. Với chiều dài 66m, rộng 28m và cao 16m, “con tàu lớn” với hình dáng độc đáo này đã chịu được siêu bão cấp 17 "Mangkhut".
Nhìn kìa, nó trông như thế này thôi sao? Một số độc giả có thể cho rằng: Có gì đặc biệt đâu! Bởi nhìn vào hình ảnh thì Penghu không có vẻ gì là cao tới 16m như quảng cáo, có thể nào bao gồm cả chiều cao của cột cờ?
Dĩ nhiên là không! Như đã đề cập trước đó, Penghu là một nền tảng du lịch nuôi trồng thủy sản nước sâu năng lượng sóng biển bán chìm, vì vậy một phần chiều cao được ẩn dưới mực nước biển và chiều cao của phần này là khoảng 12m, đó là cái mà chúng ta thường gọi là độ sâu ăn nước.
Như trong hình, khi thiết bị nổi hoàn toàn trên mặt biển, bạn có thể thấy Penghu được chia thành các phần màu đỏ và trắng, trong quá trình nuôi trồng, phần màu đỏ sẽ chìm xuống nước và phần màu trắng nổi trên mặt nước.
Và khi cần lai dắt, kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh lồng thì phần màu đỏ sẽ nổi lên. Penghu được chia thành bốn khu chức năng: khu nuôi trồng, khu năng lượng xanh, khu dịch vụ quản lý và khu sản xuất thông minh, mỗi khu vực là một "kho báu" khổng lồ.
Khu nuôi trồng - "Vựa cá biển" siêu khủng
Khu nuôi trồng thủy sản “Vựa lúa trên biển” chiếm tỷ lệ lớn nhất trong diện tích chung. Thủy vực nuôi trồng thủy sản là 15.000m3. Đáy thiết bị có thể treo lưới, vùng nước nuôi trồng thủy sản có thể mở rộng thêm theo độ sâu của địa điểm thực hiện.
So với các lồng nuôi gần bờ truyền thống, độ sâu của nước sẽ sâu hơn, dòng chảy nhanh hơn, chất lượng nước tốt hơn, diện tích nuôi lớn hơn và mật độ cá bột thấp hơn.
Vào tháng 8/2019, Penghu lần đầu tiên thả cá giống (cá chim vàng) đã đạt tiêu chuẩn nuôi trồng. Trong nuôi truyền thống, chu kỳ sinh sản của cá chim vàng là 6 - 8 tháng, nhưng chu kỳ sinh sản của cá chim vàng ở Penghu thậm chí còn ngắn hơn. Bởi vì Penghu có không gian sinh sản lớn, giống như xây một "biệt thự" lớn cho cá, sống trong "biệt thự" chất lượng cuộc sống của cá được nâng cao, chất lượng cá sẽ tốt hơn, chu kỳ sinh trưởng đương nhiên sẽ ngắn hơn.
Cuối tháng 12/2019, lô cá chim nuôi đầu tiên được xuất bán thành công, nguồn cung khan hiếm ngay khi vừa tung ra thị trường.
Hiện tại, Penghu đã hoàn thành nuôi thử nghiệm các giống cá tại cơ sở nhân giống thủy sản Chu Hải, chẳng hạn như cá chim vàng, cá mú và cá mú hổ vàng. Công trình đã thử nghiệm thành công cá biển chất lượng cao và được sự chấp thuận, đánh giá cao của các doanh nghiệp chăn nuôi và thương nhân ngành cá.
Khu sản xuất thông minh - “ Dịch vụ từ A đến Z” siêu tiện lợi
Nhiệm vụ chính của khu sản xuất thông minh là hiện thực hóa chuỗi hoạt động sản xuất của canh tác thông minh. Quản lý thông minh thuận tiện hơn và chỉ một người có thể đảm nhận tất cả các nhiệm vụ nhân giống, giúp giảm đáng kể chi phí lao động.
Penghu được trang bị thiết bị sản xuất thức ăn tự động, có thể thực hiện cho ăn tự động, tiết kiệm chi phí lao động, biết phân tích để cho ra thời gian cho ăn hợp lý, định lượng chính xác, đồng thời cải thiện tỷ lệ sử dụng thức ăn. Ngoài việc tự động cho ăn, Penghu còn có thể giám sát đàn cá và vùng nước theo thời gian thực về tình trạng của đàn cá và chất lượng nước; thực hiện dịch vụ từ cơ sở chăn nuôi ra thẳng đến thị trường.
Khu dịch vụ quản lý - vừa chăn nuôi vừa tham quan
Thiết bị giám sát được trang bị trên Penghu không chỉ có thể quan sát tình hình chăn nuôi của chính Penghu theo thời gian thực mà còn có thể giám sát toàn bộ cơ sở chăn nuôi.
Penghu có thể cung cấp hơn 1.000m2 không gian trên boong, không gian sống cho hơn 20 người và không gian kho bãi 300m3, được trang bị nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng khách, v.v., cho phép kết hợp giữa nông nghiệp thông minh và du lịch, từ đó mở rộng các kênh để tăng thu nhập.
Khu vực năng lượng xanh - tận dụng không lãng phí
Penghu được trang bị phao có thể hấp thụ năng lượng sóng biển, hiện dung lượng lưu trữ đạt công suất 60kW.
Ngoài ra, các tấm năng lượng mặt trời có công suất 60kW được lắp đặt trên đỉnh Penghu để tận dụng triệt để nguồn năng lượng mặt trời dồi dào trên biển. Nếu ở vùng biển có nguồn năng lượng gió dồi dào và ổn định, xung quanh giàn khoan có thể lắp đặt các tua-bin gió.
Các nguồn năng lượng mới như năng lượng sóng biển, năng lượng mặt trời và năng lượng gió tạo thành một hệ thống bổ sung đa năng lượng ngoài khơi, có thể giúp Penghu thu được năng lượng tại chỗ và sử dụng nó, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng sạch mà không gây ô nhiễm môi trường.
Hiện tại, Penghu chỉ dựa vào năng lượng sóng biển và năng lượng mặt trời, và năng lượng thu được đã vượt xa mức năng lượng cần thiết hàng ngày. Để đề phòng những trường hợp đặc biệt, nó cũng được trang bị pin 500kWh và máy phát điện diesel khẩn cấp 80kW để đảm bảo nguồn cung cấp điện liên tục.
Penghu hoàn toàn có thể đáp ứng nguồn cung cấp năng lượng sạch 100% cho các lồng nuôi xa bờ và dưới biển sâu.
Ngoài ra, với trang bị thiết bị khử mặn nước biển sản lượng 5 tấn nước mỗi ngày, có thể làm cho nước biển khử muối đạt đến mức sản xuất hoặc tiêu thụ theo nhu cầu thực tế và đáp ứng nhu cầu nước của giàn nuôi trồng.
Vào ngày 27/6, tại lễ bế mạc Hội nghị thường niên lần thứ 24 của Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Hiệp hội này đã đưa ra 30 vấn đề lớn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ năm 2022, một trong số đó là cách giải quyết thông qua các công nghệ then chốt của cơ sở nuôi biển nước sâu, nuôi trồng thủy sản biển của Trung Quốc sẽ phát triển theo hướng biển sâu và xa bờ, và hệ thống cơ sở nuôi trồng thủy sản phòng chống sóng biển sẽ trở thành một đảm bảo quan trọng cho sản xuất an toàn trên biển.
Thế Trương (Theo China Tech)