Bình Thuận: Tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh

STNN – Theo chỉ đạo của Cục Bảo vệ thực vật, đến năm 2022 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bình Thuận phải thực hiện 538 mã số vùng trồng và 279 mã số cơ sở đóng gói tính theo từng thị trường.

Trái thanh long là 1 trong 6 sản phẩm lợi thế của tỉnh Bình Thuận.

Trong đó, mã vùng trồng thanh long xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc là 120 mã số; Úc là 139 mã số; Newzeland là 139 mã số; Hoa Kỳ là 62 mã số; Trung Quốc là 78 mã số. Mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là 268 mã số; Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ, New Zealand là 11 mã số.

Tuy nhiên, do nhu cầu về mã số vùng trồng và mã số sơ sở đóng gói tăng lên nên tính đến thời điểm hiện tại, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã cấp và thực hiện cấp mới cho 613 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, trong đó có 611 mã số vùng trồng thanh long, 02 mã số vùng trồng sầu riêng và 302 mã số cơ sở đóng gói. Cụ thể, mã vùng trồng thanh long xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc là 129 mã số; Úc là 157 mã số; New Zealand là 157 mã số; Hoa Kỳ là 72 mã số; Nhật Bản 7 mã số; Trung Quốc là 91 mã số. Mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là 279 mã số; Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ, New Zealand là 23 mã số.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã thực hiện giám sát 213 vùng trồng đối với sản phẩm trái thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ, thanh long ruột tím hồng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Mỹ, Úc, New Zealand, Trung Quốc, trong đó có 70/213 vùng trồng đạt yêu cầu. Đồng thời, giám sát 90 cơ sở đóng gói sản phẩm trái thanh long xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Úc, New Zealand, trong đó có 23/90 cơ sở đóng gói đạt yêu cầu.

Để tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện các thông báo, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan về việc quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh. Thông báo các thông tin mới và hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo yêu cầu của phía Cục Bảo vệ thực vật và đơn vị xuất khẩu.

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng và cơ sở đóng; trình tự hồ sơ, thủ tục xin cấp mã số theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trái cây tươi xuất khẩu và các điều kiện duy trì, các trường hợp thu hồi, hủy mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói theo TCCS 774:2020/BVTV và TCCS 775:2020/BVTV. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc duy trì các điều kiện thiết lập vùng trồng và cơ sở đóng gói trên địa bàn.

Các tổ chức, cá nhân có mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phải tuân thủ quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng và cơ sở đóng; trình tự hồ sơ, thủ tục xin cấp mã số theo hướng dẫn…

Nguyễn Phương (Bình Thuận Portal)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây